Ngoại hối dù là thuật ngữ không quá xa lạ với những ai đang làm việc hoặc quan tâm đến lĩnh vực kinh tế, tài chính, nhưng với các nhà đầu tư mới vào nghề có thể sẽ cảm thấy mơ hồ về khái niệm này. Và cho dù có hiểu rõ hay không thì 1 điều chắc chắn ai cũng biết rằng thị trường ngoại hối chính là 1 gã khổng lồ trong lĩnh vực tài chính, nên tiềm năng cũng như lợi nhuận mang lại là vô cùng lớn. Tuy nhiên, để có thể bước chân vào nơi này và đạt được những thành công nhất định, thì trước hết phải hiểu rõ bản chất và cơ chế hoạt động của nó.
Bài viết sau đây nhằm giúp các bạn, đặc biệt là những trader mới vào nghề, có được cái nhìn cơ bản nhất về thị trường ngoại hối, cũng như giải đáp một số thắc mắc thường gặp khi tham gia thị trường này.
Ngoại hối là gì? Một điều chắc chắn khi nhắc đến ngoại hối, ai cũng sẽ nghĩ ngay đến giao dịch ngoại tệ ( đồng tiền của một quốc gia khác), nhưng đó chỉ là một phần nhỏ, thực tế ngoại hối có ý nghĩa rộng lớn hơn rất nhiều.
Ngoại hối là một thuật ngữ kinh tế dùng để chỉ tất cả các phương tiện có giá trị được sử dụng trong giao dịch quốc tế. Nói cách khác ngoại hối dùng để thanh toán các sản phẩm, dịch vụ được mua bán, trao đổi giữa các quốc gia, bao gồm:
Ngoại tệ: là tiền của quốc gia khác được lưu thông trong một nước Phương tiện thanh toán ngoại hối: séc, hối phiếu, lệnh phiếu, thẻ ngân hàng…các công cụ này khi đến hạn sẽ được thanh toán bằng tiền nước ngoài Các chứng từ khác có giá bằng ngoại tệ: trái phiếu chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu, kỳ phiếu… Vàng thuộc dự trữ ngoại hối của nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú, vàng dưới dạng thỏi, miếng, hạt khi mang vào hoặc mang ra khỏi lãnh thổ của một quốc gia. Đồng tiền của một quốc gia (nội tệ) trong trường hợp được chuyển vào hoặc chuyển ra khỏi lãnh thổ của quốc gia đó hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế.
Giao dịch ngoại hối là gì? Giao dịch ngoại hối (Foreign Exchange, FX, Forex) là hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa ngoại tệ và các loại giấy tờ có giá trị thanh toán bằng ngoại tệ trên thị trường quốc tế.
Khái niệm trên được sử dụng trong các giáo trình kinh tế, chỉ mang tính tổng quát và không cụ thể, sẽ khiến cho bạn khó lòng hiểu được hoạt động giao dịch ngoại hối diễn ra như thế nào.
Để đơn giản hóa các bạn có thể hình dung như sau:
Đối với chứng khoán, hoạt động mua bán cổ phiếu, trái phiếu, các chứng khoán khác được gọi là giao dịch chứng khoán. Đối với bất động sản, hoạt động mua, bán nhà ở, đất đai… được gọi là giao dịch bất động sản. Đối với các khoản tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi có kỳ hạn; hay thẻ ATM; hoạt động gửi, rút tiền hay chuyển tiền cho người khác được gọi chung là giao dịch ngân hàng. Như vậy, đối với ngoại hối, giao dịch ngoại hối chỉ đơn giản là hoạt động mua, bán 1 loại sản phẩm ở đây chính là tiền tệ. Nhưng vì chúng được giao dịch theo cặp, nên khi mua một loại tiền tệ này đồng nghĩa bạn cũng đang bán đi một loại tiền tệ khác.
Thị trường ngoại hối là gì? Từ hai khái niệm kể trên, có thể thấy thị trường ngoại hối (Foreign Exchange Market, FX Market, Forex Market) là một thị trường phi tập trung nơi cho phép giao dịch và trao đổi tiền tệ.
Sở dĩ phải có hoạt động này bởi vì khi muốn thực hiện hoạt động thương mại ở 1 nước nào đó, việc đầu tiên của bất cứ công ty, doanh nghiệp hay thậm chí là các cá nhân nhỏ lẻ tới những quốc gia này để du lịch hay học tập chẳng hạn, chính là CHUYỂN ĐỔI TIỀN TỆ. Bạn sẽ không thể sử dụng đồng tiền của quốc gia bạn sinh sống để giao dịch tại quốc gia khác. Vì lẽ đó, hình thức trao đổi tiền tệ xuất hiện, từ đó hình thành nên thị trường ngoại hối như ngày nay.
Đây là thị trường tài chính lớn nhất thế giới, lên đến 6.595 tỷ USD khối lượng giao dịch trung bình mỗi ngày, theo báo cáo của BIS vào năm 2019, gấp hơn 200 lần khối lượng giao dịch trên thị trường chứng khoán New York, Hoa Kỳ.
Để hiểu hơn về thị trường ngoại hối, hãy tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi:
Ai đang tham gia thị trường ngoại hối?
Ban đầu, thị trường ngoại hối ra đời nhằm mục đích chủ yếu phục vụ nhu cầu về ngoại tệ cho các ngân hàng, công ty và các tổ chức tài chính lớn, với vốn từ 10 triệu USD trở lên. Tuy nhiên, nhờ sự phát triển của khoa học công nghệ, các hệ thống giao dịch trực tuyến và các tổ chức môi giới ra đời, đã tạo điều kiện cho những cá nhân nhỏ lẻ như chúng ta được phép giao dịch trên thị trường này.
Các đối tượng tham gia trên thị trường ngoại hối bao gồm: các ngân hàng thương mại, ngân hàng trung ương, nhà môi giới, các tổ chức tài chính, công ty bảo hiểm, quỹ hưu trí, quỹ phòng hộ… và đặc biệt là những cá nhân nhỏ lẻ có vốn đầu tư.
Trong đó, trung tâm đầu tư ngoại hối chính là thị trường liên ngân hàng (các ngân hàng thương mại giao dịch ngoại hối trực tiếp với nhau hoặc thông qua nhà môi giới), có khối lượng giao dịch lớn nhất, là những big boys quyết định đến giá cả của tiền tệ. Với những trader nhỏ lẻ như tôi hay bạn chỉ chiếm chưa tới 3% trong thị trường này, nên thực tế chúng ta chỉ là những “cá con” không thực sự gây ảnh hướng mạnh mẽ như các ngân hàng Trung Ương, hay các nhà cung cấp dịch vụ ngoại hối khác.
Ngân hàng trung ương
Là tổ chức có ảnh hưởng lớn nhất đến giá trị tiền tệ của một quốc gia. Bằng sự can thiệp của mình, ngân hàng trung ương có thể tăng hoặc giảm giá trị đồng nội tệ để điều hành nền kinh tế ở mức cân bằng. Đồng thời, ngân hàng trung ương cũng tham gia vào hoạt động mua, bán ngoại hối để đảm bảo hoạt động cho các khách hàng của mình, chính là các ngân hàng thương mại.
FED hay cục dự trữ liên bang Mỹ, về cơ bản, không phải là nhân tố chính tham gia thị trường, nhưng mỗi quyết định của FED sẽ tác động không nhỏ tới thị trường ngoại hối.
Ngân hàng thương mại
Các ngân hàng thương mại là trung tâm của thị trường ngoại hối, khi mà phần lớn các hoạt động giao dịch đều đến từ khu vực này.
Ngân hàng thương mại giao dịch ngoại hối để phục vụ nhu cầu về ngoại tệ, để kinh doanh kiếm lời cho chính bản thân ngân hàng hoặc cho khách hàng của họ.
Nhà môi giới ngoại hối
Là tổ chức cung cấp quyền truy cập vào thị trường ngoại hối toàn cầu cho các tổ chức, cá nhân trên toàn thế giới thông qua các sàn giao dịch trực tuyến.
Như trên chúng tôi có nói các ngân hàng trung ương, các nhà cung cấp thanh khoản sẽ là những nhân tố chính tham gia thị trường. Tuy nhiên, nhà môi giới ngoại hối cũng là 1 trong những thành phần ảnh hưởng mạnh mẽ nhất tới trader. Chính vì thế, nếu đã tham gia thị trường forex hay đầu tư ngoại hối, bạn nên lưu tâm và lựa chọn 1 broker thực sự uy tín, để tránh mua “bực” vào người.
Sở dĩ nói như vậy là bởi trong rất nhiều bài viết chúng tôi cũng đã phân tích với các bạn rằng, sàn forex chính là thủ quỹ của trader, 1 “tay hòm chìa khóa” thực sự!
Vì tiền của bạn khi nạp vào sẽ do sàn nắm giữ, lệnh của bạn muốn được thực hiện cũng phải thông qua sàn. Bạn muốn rút tiền thì ai là người thực thi lệnh cho bạn? Tất nhiên, vẫn là sàn forex hay broker nhà môi giới ngoại hối!
Chính vì lẽ đó, nếu lựa chọn các sàn forex thiếu uy tín bạn sẽ không chỉ bị mất tiền mà còn gây tổn hại về mặt tinh thần.
Nên, nếu chưa tìm được nhà môi giới thực sự đáng tin cậy, hãy tham khảo bài viết sau đây của chúng tôi, bạn nhé.
Tham khảo: Top sàn forex uy tín đáng để giao dịch forex nhất hiện nay
Nhà đầu tư cá nhân hay trader
Bao gồm các cá nhân có nhu cầu về ngoại tệ để đầu tư, thanh toán hoặc đi du lịch và cả những cá nhân giao dịch ngoại hối với mục đích tìm kiếm lợi nhuận nhờ vào sự biến động giá cả của tiền tệ.
Câu hỏi thường gặp về đầu tư ngoại hối Phần này, chúng tôi sẽ giải đáp một số câu hỏi thường gặp với một nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường ngoại hối.
Hàng hóa được giao dịch trên thị trường ngoại hối là gì? TIỀN chính là hàng hóa chủ yếu được giao dịch trên thị trường ngoại hối.
Như đã nói, giao dịch ngoại hối chính là hình thức khi mua một loại tiền tệ này, đồng nghĩa bạn đang bán một loại tiền tệ khác. Nên giao dịch ngoại hối sẽ phải giao dịch theo cặp. Cũng chính vì lẽ đó, trader có thể kiếm tiền theo 2 chiều không chỉ khi tiền tệ tăng giá, mà ngay cả khi tiền tệ giảm giá vẫn hoàn toàn có thể giao dịch. Một điều mà không phải loại hình đầu tư nào cũng làm được!
Ví dụ, nếu giao dịch cặp Euro và Đô la Mỹ sẽ được ký hiệu là EUR.USD, EUR/USD hoặc EURUSD.
Giá cả trên thị trường này chính là tỷ giá giữa 2 loại tiền tệ. Khi bạn Sell hay Bán EUR đồng nghĩa bạn cũng đang Mua vào USD, điều này đồng nghĩa sẽ làm cho EUR giảm và USD tăng.
Tham khảo: Các cặp tiền tệ giao dịch trên thị trường ngoại hối.
Bên cạnh các cặp tiền thì thị trường ngoại hối hiện nay còn cho phép nhà đầu tư giao dịch các loại tài sản khác như kim loại quý (vàng, bạc, platinum, palladium…), năng lượng (dầu thô, khí gas…), chỉ số chứng khoán, cổ phiếu, trái phiếu, tiền điện tử, nông sản…
Thời gian giao dịch trên thị trường ngoại hối diễn ra vào lúc nào? Thị trường ngoại hối hoạt động liên tục suốt 24 giờ một ngày và 5 ngày một tuần, trừ các ngày lễ và 2 ngày cuối tuần. Khi một thị trường đóng cửa sẽ có một thị trường khác thay thế, luân phiên nhau hoạt động, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể tham gia giao dịch vào bất kỳ thời gian nào trong ngày.
Bốn phiên giao dịch chính của thị trường ngoại hối.
Hiện tại, rất nhiều sàn forex nhằm đáp ứng nhu cầu của trader nên đã cung cấp thêm các sản phẩm giao dịch tiền điện tử. Vì lẽ đó, sàn forex sẽ hoạt động liên tục 24/7 (giao dịch ngoại hối, các sản phẩm chứng khoán, kim loại và dầu 5 ngày trong tuần, 2 ngày cuối tuần vẫn mở cửa để trader giao dịch tiền điện tử).
Tham khảo: Khung thời gian giao dịch trên thị trường ngoại hối.
Sàn môi giới ngoại hối được quản lý bởi những cơ quan nào? Ở mỗi khu vực khác nhau trên thế giới sẽ có một số cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và điều tiết hoạt động các nhà môi giới ngoại hối.
Nhiệm vụ của những cơ quan này là kiểm soát hoạt động của các broker (nhà môi giới), bảo vệ quyền lợi cho nhà đầu tư, đảm bảo thị trường được hoạt động minh bạch, công bằng và hiệu quả.
Một số cơ quan quản lý forex uy tín nhất hiện nay như FCA, ASIC, CySEC, NFA….
Tham khảo: Các cơ quan quản lý tài chính uy tín nhất thế giới.
Những yếu tố nào tác động đến giá cả ngoại hối? Có rất nhiều yếu tố quyết định cũng như ảnh hưởng đến thị trường ngoại hối, chúng tôi sẽ nêu ra 3 yếu tố cơ bản nhất:
Ngân hàng trung ương: như đã nói, ngân hàng trung trương điều hành các chính sách của nền kinh tế, vì thế cơ quan này tác động trực tiếp đến giá trị của đồng nội tệ, từ đó ảnh hưởng đến tỷ giá các cặp tiền trên thị trường. Các tin tức kinh tế, tài chính: với 2 loại chính gồm: tin tích cực và tin tiêu cực. Một tin tích cực sẽ làm cho những nhà đầu tư trên khắp thế giới phấn chấn, đổ xô đầu tư vào đồng tiền của quốc gia đó, làm cho giá trị tiền tệ tăng lên. Ngược lại, một tin tức tiêu cực có thể làm giảm lượng đầu tư vào đồng tiền của quốc gia từ đó làm giảm giá trị đồng nội tệ của quốc gia đó. Tâm lý thị trường: tâm lý thị trường là động thái của đa số nhà đầu tư trên thị trường trước một sự kiện xảy ra. Khi có một bộ phận lớn nhà đầu tư đi theo một hướng nào đó, điều này sẽ gây ra tâm lý cho những nhà đầu tư còn lại, khiến họ cũng có xu hướng đi theo đám đông. Điều này cũng ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của tiền tệ. Đầu tư ngoại hối cụ thể là làm những gì? Đây có lẽ là câu hỏi được mong chờ nhất. Sau tất cả những kiến thức nền liên quan đến ngoại hối và thị trường ngoại hối thì vấn đề mấu chốt vẫn là cách thức đầu tư tại thị trường này.
Giao dịch trên thị trường ngoại hối là mua bán các loại hàng hóa được cung cấp trên thị trường. Hàng hóa chính là các cặp tỷ giá hay các tài sản khác đã được giải thích ở câu hỏi phía trên.
Tuy nhiên, khái niệm mua bán ở thị trường này chỉ mang tính tương đối.
Ví dụ: khi mua cặp EUR/USD, điều này có nghĩa là đang mua vào đồng Euro và bán ra đồng Đô la Mỹ, ngược lại khi bán cặp EUR/USD nghĩa là đang bán Euro và đang mua Đô la Mỹ.
Vậy, khi nào nên mua, khi nào nên bán ngoại hối?
Khi nhà đầu tư dự đoán rằng tỷ giá của EUR/USD sẽ tăng lên trong lai thì đặt lệnh mua, ngược lại, đặt lệnh bán. Phần chênh lệch tỷ giá khi mở lệnh và đóng lệnh chính là lợi nhuận/thua lỗ cho một giao dịch.
Thị trường ngoại hối có một điểm khác biệt so với thị trường chứng khoán và đây cũng xem như là tính năng ưu việt, khiến nhiều nhà đầu tư ngoại hối yêu thích giao dịch ngoại tệ hơn là chứng khoán.
Tại thị trường chứng khoán, khi cổ phiếu tăng giá thì nhà đầu tư mới có lợi nhuận, ngược lại, trên thị trường forex, chỉ cần giá cả của các tài sản có biến động, cho dù tăng hay giảm thì nhà đầu tư cũng có cơ hội mang về lợi nhuận. Nếu kỳ vọng thị trường đi lên thì vào lệnh Buy (Mua), kỳ vọng thị trường đi xuống thì vào lệnh Sell (Bán).
Nếu chỉ có vài chục USD thì có giao dịch ngoại hối được không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể. Thậm chí chỉ cần 5$ thôi là đã có thể được giao dịch kiếm lời trên thị trường này. Bởi vì Đòn Bẩy sẽ hân hạnh tài trợ chương trình này cho các trader! Chính nhờ giải pháp thần kỳ này đã giúp cho giao dịch ngoại hối trở nên cực kỳ đơn giản và dễ dàng, và không có sự phân biệt giàu nghèo tại đây. Có nhiều đánh nhiều, có ít đánh ít, kiểu gì cũng “cân” được hết!
Lợi ích khi đầu tư ngoại hối là gì? Có rất nhiều lý do khiến cho forex đang là một kênh đầu tư tài chính được ưa thích nhất hiện nay.
Có thể giao dịch bất kỳ thời gian nào trong ngày Có thể kiếm được lợi nhuận bất kể thị trường đi lên hay đi xuống Được bắt đầu với số vốn nhỏ Là một thị trường khó có thể bị thao túng bởi một tổ chức nào Tiềm năng lợi nhuận cao do khối lượng giao dịch lớn nhất thị trường tài chính Cần chuẩn bị gì để tham gia đầu tư ngoại hối? Một số vốn, một chiếc điện thoại hoặc máy tính kết nối internet là những thứ đầu tiên để có thể giao dịch được trên thị trường ngoại hối.
Tiếp theo, hãy lựa chọn một nhà môi giới (sàn forex) uy tín và phù hợp nhất với nhu cầu đầu tư của bạn.
Và điều quan trọng nhất chính là hãy chuẩn bị thật kỹ về những kiến thức liên quan đến thị trường ngoại hối để tránh bị cháy tài khoản. Đầu tư cho giao dịch luôn là hình thức đầu tư có lãi nhất! Vì thế, bạn hãy trang bị kiến thức đầy đủ trước khi tham gia đầu tư ngoại hối. Hãy đọc toàn bộ series về kiến thức forex do chúng tôi biên soạn ở dưới đây, để tránh rủi ro bạn có thể gặp phải sau này:
La información y las publicaciones que ofrecemos, no implican ni constituyen un asesoramiento financiero, ni de inversión, trading o cualquier otro tipo de consejo o recomendación emitida o respaldada por TradingView. Puede obtener información adicional en las Condiciones de uso.