Tuần qua, giá vàng di chuyển rất khó lường khi những ngày đầu tiên giá vàng giảm từ mức 1853USD/oz xuống mức 1828USD/oz sau đó bất ngờ tăng mạnh lên giá 1873USD/oz và cuối cùng đóng cửa ngày thứ 6 ở mức 1850USD/oz để khép lại một tuần đầy biến động với mức giá giảm 0.13%.
Nguyên nhân là do, vào ngày 30/05 các nhà lãnh đạo EU nhất trí cấm 90% dầu nhập khẩu từ Nga vào cuối năm 2022, qua đó càng đẩy giá dầu lên cao hơn mặc dù các OPEC đã quyết định tăng sản lượng 648,000 thùng/ngày trong tháng 7-8/2022 thay vì mức 432,000 thùng như trước đó nhưng vẫn không kiềm chế được đà tăng của giá dầu WTI lên mức 120USD/thùng và Brent lên 119USSD/thùng. Qua đó ngày càng gây sức ép lên lạm phát vốn đang tăng mạnh kỷ lục như hiện nay ở hầu hết mọi nơi trên thế giới: lạm phát trong tháng 5/2022 của Khu vực sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) đứng ở mức 8,1%; Lạm phát tại Đức tăng lên mức 8.7% trong tháng 5, cao hơn kỳ vọng 8% của các chuyên viên phân tích; Lạm phát của Pháp cũng vượt kỳ vọng, chạm mức 5.8 trong tháng 5/2022, cao hơn mức 5.4% của tháng 4. Trong khi đó, giá tiêu dùng tại Tây Ban Nha tăng vọt 8.5% trong tháng 5, vượt kỳ vọng 8.1%. Điều này sẽ gây sức ép lên các NHTW ở Châu Âu cũng như EU trong việc quyết định tăng lãi suất trở lại để nhằm kiềm chế lại lạm phát đang tăng mạnh bởi vì nó đang ảnh hưởng đến sức mua thực tế của hộ gia đình và việc họ sẽ cắt giảm chi tiêu trong tương lai là điều không tránh khỏi.
Trong ngày 03/06, Cục Thống kê Lao động Mỹ công bố báo cáo việc làm tháng 5, trong đó nền kinh tế Mỹ có thêm 390,000 việc làm. Trước đó, các chuyên gia kinh tế dự báo có thêm 328,000 việc làm mới. Tiền lượng theo giờ trung bình tăng 0.3% trong tháng 5, ít hơn dự báo tăng 0.4% và bằng với mức của tháng 4, trong khi đó tỷ lệ thất nghiệp là 3.6% bằng với tháng trước mặc dù được dự báo sẽ giảm xuống 3.5%. Qua đó cho thấy nền kinh tế Mỹ vẫn đang rất nỗ lực để phục hồi sau đại dịch tuy nhiên nó vẫn chỉ ở mức tương đối chứ chưa thực sự mạnh mẽ như kì vọng, điều này làm dấy lên nỗi lo về việc liệu khi FED tiếp tục manh tay thực hiện chính sách thắt chặt của mình thì nền kinh tế liệu có "hạ cánh mềm" được hay không hay sự suy thoái sẽ xuất hiện sớm? Và đây cũng là điều giới đầu tư đang theo rất sát từng dữ liệu kinh tế của nước Mỹ trong những tháng tiếp theo.
Và tuần sau có 1 số liệu kinh tế quan trọng đó là chỉ số lạm phát CPI tháng 5 của Mỹ, nếu CPI vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao trên 8.0% thì khả năng cao FED sẽ mạnh tay hơn nữa để thắt chặt tiền tệ trong cuộc họp tiếp theo vào tháng 6 tới đây. Điều này sẽ làm dịch chuyển dòng tiền lớn và gây biến động không nhỏ đến thị trường lúc này.
Nhìn ở khung H4 thì xu hướng vẫn là dao động đi ngang trong biên độ 1800-1870, nếu giá bứt được ra khỏi được vùng này thì xu hướng sẽ rõ ràng hơn. Còn hiện tại chúng ta nên tiếp tục bám vào xu hướng này để giao dịch.
Chiến lược tham khảo giao dịch như sau: PLAN 1: CANH BUY 1800-1805, DỪNG LỖ 1795, CHỐT LỜI TÙY VỊ THẾ PLAN 2: CANH SHORT 1870, DỪNG LỖ 1875, CHỐT LỜI TÙY VỊ THẾ
Anh/Em chú ý quản lý vốn chặt vào nhá do thị trường đang biến động rất khó lường. Chúc anh/em có tuần giao dịch hiệu quả!
La información y las publicaciones que ofrecemos, no implican ni constituyen un asesoramiento financiero, ni de inversión, trading o cualquier otro tipo de consejo o recomendación emitida o respaldada por TradingView. Puede obtener información adicional en las Condiciones de uso.