Trong bài viết này chúng ta sẽ cùng quay trở lại quá khứ và đánh giá những nguyên nhân tác động đến giá Vàng và dựa vào đó để xét chu kỳ kinh tế hiện tại để đưa ra những góc nhìn phán đoán xu hướng của Vàng trong những năm tới đây.
Nào cùng nhau lật lại lịch sử thị trường tài chính từ Bong bóng Dotcom đến nay…
Khủng hoảng DOTCOM năm 2000 với nguyên nhân là sự FOMO rất lớn của nhà đầu tư vào các công ty công nghệ, cứ hễ công ty nào có chữ dotcom là mua thôi không cần biết nó là gì cả và công ty đó làm về cái gì. Miễn là cứ lấy cái mác .COM là người ta sẽ mặc định nó sẽ phát triển và bùng nổ trong tương lai. Những dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất là đi đâu cũng nghe người ta nói về các công ty công nghệ, đến cả những người không hề biết gì về tài chính kinh tế hay đầu tư cũng lao vào và xem nó như một kênh mang lại siêu lợi nhuận. Và đúng thật là nó mang lại nguồn lợi nhuận rất khủng cho những người mới đầu và bắt được sóng của chu kỳ này.
Những người này sẽ bắt đầu rao giảng về kênh đầu tư siêu lợi nhuận và “KHOE LÃI” – (Tôi nghĩ thời xưa mới có internet và chưa có mạng xã hội thì các chuyên gia của chúng ta sẽ khoe bằng truyền miệng ^^, phải khoe mình kiếm được tiền thì mới hút được cộng đồng và những nhà đầu tư F0 mới vào thì nó mới đẩy giá lên được đúng không các ông?).
Khi số đông nhìn thấy nhiều người giàu lên nhanh chóng thì lúc này lòng tham của đám đông sẽ lên đến đỉnh điểm. Báo chí và truyền thông sẽ liên tục đăng về những cổ phiếu tăng phi mã và tạo một niềm tin mãnh liệt cho công chúng rằng có thể đây là tương lai của thế giới. Do vậy không khó để hình dung những người ít kiến thức và chưa từng trải nghiệm qua những lần biến động của thị trường thì họ sẽ rất hào hứng để đầu tư ngay. Ban đầu số tiền đầu tư nhỏ và vào thời điểm thị trường đang bùng nổ nên họ sẽ vẫn kiếm được ra tiền, điều này càng khiến cho lòng tham nổi lên và người ta bắt đầu đổ nhiều tiền hơn, thậm chí là vay mượn để tiếp tục đổ vào thị trường.
Bây giờ dòng tiền rất lớn đổ vào và dẫn đến một kịch bản là biên độ lợi nhuận sẽ không còn mạnh nữa. Lúc này những nhà đầu tư mua ở giá cao với nguồn tiền lớn sẽ bắt đầu cảm thấy lo lắng về khoản đầu tư của họ và những nhà đầu tư F0 ở ngoài sẽ cảm thấy không còn an tâm khi đầu tư vào các cổ phiếu này nữa, người ta sẽ chuyển từ trạng thái HƯNG PHẤN và KỲ VỌNG sang trạng thái mới là LO SỢ LỢI NHUẬN SẼ GIẢM ĐI và LO SỢ KHOẢN ĐẦU TƯ SẼ LỖ và do vậy họ bắt đầu bán ra để thu hồi tài sản. Cũng trong quá trình đẩy giá tăng này mà những người mua sớm hơn và các quỹ hay các Big boy thực thụ đã bắt đầu bán dần với khối lượng nhỏ để không khiến thị trường bất ngờ. Người ta đã thoát ra từ trước đó cho nên đến khi mà các nhà đầu tư mới vào thị trường nhìn thấy được thì cũng là lúc mà giá đã đạt lên đỉnh điểm. Lúc này các tin tức xấu liên tục được bơm ra khiến cho những NHÀ ĐẦU TƯ F0 không có nhiều kiến thức cảm thấy SỢ HÃI và bán tháo cổ phiếu của họ, dòng người này bán tháo trong khi các tin tức xấu luôn được bơm ra thì sẽ không có nhiều nhà đầu tư F0 mới nhảy vào nữa. ĐÓ CŨNG CHÍNH LÀ THỜI ĐIỂM THỊ TRƯỜNG SỤP ĐỔ.
Trong khoảng thời gian này Giá Vàng liên tục tăng trong dài hạn kéo dài đến sau năm 2011 là thời điểm mà FED bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ.
Dưới đây là đồ thị lãi suất của FED từ khủng hoảng DOTCOM đến nay
Các bạn sẽ thấy năm 2000 sau khi hàng loạt công ty Dotcom sụp đổ và cổ phiếu mất giá trị thì lúc này FED mới bắt đầu cắt giảm lãi suất nhưng có vẻ như nó đã quá trễ để cứu vãn tình thế. FED điên cuồng cắt giảm lãi suất và đến năm 2004 thì bắt đầu chuyển sang bong bóng BẤT ĐỘNG SẢN. Lý do đơn giản thôi là LÃI SUẤT THẤP thì sẽ kích cầu các loại hình tín dụng khiến cho dòng tiền liên tục được cung ứng ra nền kinh tế và chuyển sang bất động sản do lúc này người ta đã SỢ CÁC CÔNG TY DOTCOM RỒI. Người ta SỢ cho nên dòng tiền này sẽ không quay trở lại chứng khoán nhanh chóng mà sẽ chuyển sang tài sản truyền thống là bất động sản. Các tổ chức tín dụng nắm trong tay các khoản thế chấp này và họ nhận thấy để nó nằm im một chỗ là LÃNG PHÍ TÀI NGUYÊN, cho nên họ ĐÓNG GÓI NÓ LẠI THÀNH CÁC CHỨNG KHOÁN HOÁ
Sau khi bong bóng Dot-com vỡ vào năm 2001 và suy thoái kinh tế hiện rõ sau sự kiện 11 tháng 9, Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ đã có những biện pháp tiền tệ để cứu nền kinh tế nước này khỏi suy thoái, đó là hạ lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng. Chỉ trong thời gian ngắn từ tháng 5 năm 2001 đến tháng 12 năm 2002, lãi suất liên ngân hàng giảm 11 đợt từ 6,5% xuống còn 1,75%. Tín dụng thứ cấp cũng giảm lãi suất theo. Điều này kích thích sự phát triển của khu vực bất động sản và ngành xây dựng làm động lực cho tăng trưởng kinh tế. Trong môi trường tín dụng dễ dãi, những tổ chức tài chính đã có xu hướng cho vay mạo hiểm, kể cả cho những người nhập cư bất hợp pháp vay. Hệ quả là vay và đi vay ồ ạt nhằm mục đích đầu cơ dẫn tới hình thành bong bóng nhà ở.
Sau khi bong bóng nhà ở vỡ, các cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ. Nhiều tổ chức tín dụng cho vay mua nhà gặp khó khăn vì không thu hồi được nợ. Giá nhà ở giảm nhanh khiến cho các loại giấy nợ đảm bảo bằng tài sản (CDO – viết tắt của collateralized debt obligations) và chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp (MBS – viết tắt của mortgage-backed security) do các tổ chức tài chính phát hành bị giảm giá nghiêm trọng. Kết quả là bảng cân đối tài sản của các tổ chức này xấu đi và xếp hạng tín dụng của họ bị các tổ chức đánh giá đánh tụt. Cuộc khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp nổ ra.
Lúc này FED lại mắc một sai lầm rất lớn là TĂNG LÃI SUẤT RẤT NHANH, lại càng khiến cho BONG BÓNG BẤT ĐỘNG SẢN NHANH VỠ HƠN. Năm 2008 FED tung ra gói QE1 và tiếp tục các gói QE2 và QE3, các gói QE này bơm một lượng tiền rất lớn ra nền kinh tế cộng với môi trường lãi suất thấp từ 2008 – 2015 đã khiến cho các lo ngại lạm phát tăng nhanh hơn, cùng với lo ngại tiền giá rẻ (mất giá đồng tiền) sẽ thúc đẩy giới đầu tư lựa chọn Vàng là kênh trú ẩn tốt nhất.
Minh chứng rất rõ trong bức hình dưới đây, Vàng tăng liên tục từ 2000 cho đến mãi năm 2011 khi FED bắt đầu chính sách thắt chặt là rút dần các gói QE, khi FED rút dần QE tức là không bơm tiền mặt ra mua tài sản nữa thì thị trường sẽ lo sợ rằng nguồn tiền rẻ với lãi suất thấp sẽ không còn, do vậy người ta bắt đầu lo sợ chu kỳ thắt chặt tiền tệ sẽ làm cho các tài sản phòng ngừa rủi ro sẽ mất đi sức hút (Bởi vì khi FED thắt chặt chính sách tiền tệ có nghĩa là nền kinh tế đã có dấu hiệu phục hồi tích cực hơn, do vậy không cần thiết phải duy trì các chính sách này nữa).
Các bạn có nhận ra điều gì đặc biệt trong bức hình này không?
Vàng bắt đầu giảm vào năm 2012 là thời điểm các gói QE được rút dần mở đầu cho giai đoạn thắt chặt chính sách, đến năm 2016 FED bắt đầu tăng lãi suất sau gần 1 thập kỷ lãi suất ~0, LÃI SUẤT THẤP TẠO ĐIỀU KIỆN CHO KINH TẾ PHỤC HỒI NHƯNG CŨNG KHIẾN CHO LO NGẠI LẠM PHÁT TĂNG LÊN.
Đến những năm 2016 – 2020 nền kinh tế thế giới gần như đã phục hồi trở lại sau khủng hoảng năm 2008. Suốt một thời gian dài từ khi FED bắt đầu thắt chặt chính sách tiền tệ là Vàng bắt đầu chu kỳ downtrend cho đến mãi 2020 khi DỊCH BỆNH COVID-19 bùng phát. Đây là dấu hiệu cho một cuộc đại suy thoái, và chúng ta đã được trải qua giai đoạn này rồi đấy (Không vui chút nào, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải chịu những hậu quả rất lớn, có thể sẽ phải mất rất nhiều thời gian nữa chúng ta mới lại khôi phục được như trước)
Và điều gì xảy ra khi Khủng hoảng Covid-19 đến?
Các bạn có thấy trên đồ thị FED cắt giảm lãi suất đột ngột và rất nhanh chóng khi dịch bệnh bùng phát vào đầu 2020 cho đến sau đó là hàng loạt các chính sách tài khoá cũng như các gói QE được bơm ra để nhanh chóng hỗ trợ cho các doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của dịch bệnh.
Biểu đồ dưới đây chúng ta sẽ theo dõi được bảng cân đối tài sản của FED đã phình ra như thế nào?
Bảng cân đối tài sản của FED tăng rất nhanh trong giai đoạn khủng hoảng Covid-19 diễn ra, hiện tại trong cuộc họp chính sách gần nhất FED đã thông báo đẩy nhanh tốc độ cắt giảm QE gấp 2 lần và dự kiến tăng lãi suất lần đầu vào quý 2/2022. Có thể dễ dàng nhận thấy bóng dáng lịch sử năm 2008 và thời điểm FED thắt chặt chính sách tiền tệ giai đoạn 2012 đang quay trở lại.
Có nghĩa là khi FED phát tín hiệu thắt chặt thì nguồn tiền rẻ sẽ không còn nữa mà thay vào đó người ta sẽ lo sợ rằng chi phí tăng cao sẽ khiến cho lợi nhuận từ đầu tư Vàng sẽ không còn cao nữa. Hay nói cách khác là lãi suất cao thì chi phí để nắm giữ tài sản sẽ tăng lên, chi phí này tăng sẽ làm giảm đi nhu cầu cũng như biên độ lợi nhuận giảm xuống thì sức hút của Vàng sẽ không còn nữa.
Vậy điều gì sẽ xảy ra trong thời gian tới với Vàng.
Trên đồ thị Vàng tôi chia sẻ thì chúng ta có thể thấy rằng Vàng đã đạt đỉnh vào năm 2020 và tạo các mẫu nến đảo chiều giảm ở khung tháng, nó rất giống với mẫu hình này xuất hiện vào năm 2011-2012. Xét về mặt vĩ mô hay là phân tích cơ bản thì thời điểm này là giai đoạn tiền rẻ không còn nữa thì các tài sản phòng ngừa lạm phát sẽ không còn sức hút do KHẢ NĂNG SINH LỜI LÀ KHÔNG CAO.
Vậy theo quan điểm cá nhân của tôi thì thời điểm này và trong năm 2022 trở đi thì Vàng sẽ dần mất đi vị thế và sức hút của các nhà đầu tư, nó sẽ bắt đầu bước vào một giai đoạn DOWNTREND kéo dài có thể là vài năm tới. Có thể những dự báo này sẽ là dài hạn và có thể Vàng sẽ còn một nhịp tăng nữa lên ngưõng 2000/oz trước khi đảo chiều giảm.
Nhưng về mặt bản chất, tôi cho rằng Vàng sẽ mất đi sức hút với nhà đầu tư lớn và các cá nhân nhỏ lẻ.
Minh chứng rõ ràng là Quỹ tín thác Vàng lớn nhất thế giới SPDR đã liên tục bán ra trong suốt thời gian giữa 2020 cho đến nay mặc dù báo chí vẫn ra rả là LẠM PHÁT TĂNG và LO NGẠI LẠM PHÁT sẽ khiến cho dòng tiền đổ vào VÀNG như một KÊNH TRÚ ẨN.
Các bạn có thể nhận thấy Quý liên tục xả Vàng trong khi giá vẫn đang tăng và báo chí vẫn luôn đăng FED thắt chặt chính sách tiền tệ do lạm phát tăng nhanh và lo ngại lạm phát sẽ còn tăng nữa. Nhưng tôi dám cá với bạn là khi mà báo chí đã đăng như thế này thì FED không lẽ không nhận ra là Lạm phát đã tăng? Không, FED đọc được diễn biến này và nắm được số liệu cũng như chu kỳ tăng của lạm phát lần này có thể đã rất lâu rồi, đến khi chúng ta nhận thấy thì nó đã nằm trong kế hoạch của FED. Bạn có khi nào thắc mắc tại sao FED lại luôn đưa ra các lộ trình chính sách tiền tệ trong vòng 2 - 3 năm tới không?
Câu trả lời đã thể hiện ra trên đồ thị trong bài viết. Khi các tổ chức lớn hành động họ sẽ không thể nào ra vào với một khối lượng lớn và bất ngờ được, điều này sẽ khiến cho thị trường vỡ tung và gây sốc cho thị trường. Do vậy, sẽ có những hành động nhỏ một và kéo dài sẽ tạo thành một hiệu ứng hay là một chuỗi các hành động. Ở hình trên SPDR liên tục mua và bán, nhiều người còn ngây thơ cho rằng SPDR toàn mua đỉnh bán đáy. Nhưng nếu nhìn xuyên suốt cả một quá trình bạn có thấy bất ngờ không. Quỹ này liên tục xả Vàng ở giá cao đó chứ... Thật là bất ngờ ^^
Bài viết này chỉ nêu ra quan điểm cá nhân của tôi, không phải là lời khuyên đầu tư. Tất cả chỉ dựa vào những trải nghiệm của tôi với thị trường tài chính này trong suốt gần 10 năm qua. Tôi hy vọng nó sẽ mang lại một chút kiến thức cho các bạn trên con đường chinh phụ thị trường Vàng đầy biến động này!
La información y las publicaciones que ofrecemos, no implican ni constituyen un asesoramiento financiero, ni de inversión, trading o cualquier otro tipo de consejo o recomendación emitida o respaldada por TradingView. Puede obtener información adicional en las Condiciones de uso.